Đại cương Đánh_hơi

Hành vi ngửi để đánh hơi (gọi là ngửi mùi, ngửi hơi) được định lượng bằng cách đo áp suất trong mũi (mũi căng phồng lên) hoặc lưu lượng không khí vào tăng cao khi hô hấp (khi hít sâu), hay thu nhập các phần tử mùi vương lại trên bề mặt hoặc bay trong không khí. Chiến lược đánh hơi hành vi khác nhau tùy thuộc vào động vật, với động vật nhỏ (chuột nhắt, chuột cống, chuột đồng) hiển thị tần số đánh hơi từ 4 đến 12 Hz nhưng động vật lớn hơn (như người) đánh hơi ở tần số thấp hơn nhiều, thường nhỏ hơn 2 Hz. Có các hành vi đánh hơi và bằng chứng cho mạch "khứu giác" trong não tồn tại.

Trong đó nhận thức hoặc kỳ vọng về mùi có thể kích hoạt trung tâm hô hấp não để cho phép điều chỉnh tần số và biên độ đánh hơi và do đó thu được thông tin về mùi. Đánh hơi tương tự như các hành vi lấy mẫu kích thích khác, bao gồm cả việc quan sát trực quan ở một khoảng cách đủ để cảm nhận mùi (khịt khịt, hít hà), chủ động chạm ngửi (ví dụ như việc sục sạo ở chó săn) và cảm nhận bằng râu, ria ở động vật nhỏ (rung râu). Đánh hơi không điển hình đã được báo cáo trong các trường hợp rối loạn thần kinh, đặc biệt là những rối loạn đặc trưng bởi chức năng vận động bị suy giảm và nhận thức khứu giác.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đánh_hơi http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=m... http://neurowww.cwru.edu/faculty/wesson/index http://faculty-staff.ou.edu/W/Donald.A.Wilson-1/ http://brain.utah.edu/research/wachowiak/index.php //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3237116 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3495330 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10573415 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21943596 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23115193 http://odorspace.weizmann.ac.il/odor-maps